Các mức độ nhiễm bệnh đốm trắng ở Tôm

Vào giai đoạn giao mùa, tôm rất dễ bị nhiễm bệnh do vô vàn tác nhân bên ngoài hình thành. Phát hiện virus nhiễm đốm trắng ở tôm là rất quan trọng cho việc quản lý các trang trại nuôi tôm. Như một biện pháp để giảm thiểu thiệt hại kinh tế nghiêm trọng do sự bùng nổ của bệnh đốm trắng gây ra. Vậy các mức độ nhiễm đốm trắng ở Tôm như thế nào, cùng tìm đọc ngay bài viết sau nhé!

Bệnh đốm trắng ở tôm nguyên nhân do đâu?

Theo phân tích của các nhà khoa học, tác nhân gây ra bệnh đốm trắng trên tôm bao gồm virus hoặc vi khuẩn gây ra. Bệnh thường có tốc độ lây lan rất nhanh và mức độ gây hại rất lớn cho người chăn nuôi tôm. 

 

Thời gian gây bệnh thường từ tháng nuôi thứ hai trở đi. Khi mà lượng chất thải nuôi tôm bắt đầu xuất hiện nhiều làm ô nhiễm môi trường ao nuôi. Vi khuẩn kết hợp với nguồn nước bẩn khiến tôm bị stress và giảm sức đề kháng dần. ầm bệnh có thể đã ủ trong tôm hoặc xâm nhập từ bên ngoài vào qua nguồn nước. Hoặc các loại ký chủ trung gian (cua, còng, cáy, chim..). Khi gặp thời thiết thay đổi sẽ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn bùng phát gây ra dịch bệnh cho tôm.

Tìm hiểu từng mức độ nhiễm đốm trắng ở Tôm

Bệnh đốm trắng ở tôm tiến triển theo từng giai đoạn, bà con cần theo sát tôm hằng ngày để phát hiện bệnh sớm nhất, chữa trị kịp thời.  Ở từng mức độ nhiễm đốm trắng ở tôm chúng ta sẽ tìm được cách ngăn chặn bệnh và phục hồi cho tôm. 

Giai đoạn mãn tính của bệnh đốm trắng

  • Tôm không chết.
  • Có thể có hoặc không có đốm trắng trên vỏ giáp.

Đây là giai đoạn rất nguy hiểm, vì có nguy cơ làm tăng khả năng lây lan bệnh tôm đốm trắng rất cao, 

Bệnh thường có xu hướng lây lan chủ yếu theo chiều ngang qua nước, thức ăn.

Rất dễ bùng phát khi môi trường biến đổi theo chiều hướng xấu, làm cho tôm nuôi bị sốc.

Bà con nên quan sát, kiểm tra điều kiện môi trường nước, thức ăn và thể trạng của tôm thường xuyên để phát hiện kịp thời bệnh. 

Gia đoạn cận cấp tính của bệnh

Những biểu hiện bệnh của tôm ở giai đoạn bệnh đốm trắng cận cấp tính:

  • Tôm ít ăn.
  • Bơi lội chậm chạp.
  • Có thể thấy hoặc không thấy đốm trắng.
  • Tỉ lệ chết tích lũy 30-80%.

Bệnh thường xuất hiện ở tôm từ hai tháng tuổi trở lên, nhưng cũng có thể xuất hiện trong tháng đầu thả nuôi.

Giai đoạn cấp tính

  • Bơi lội lờ đờ.
  • Ngừng ăn.
  • Tôm hấp hối tập trung gần mặt nước quanh bờ ao.
  • Vỏ giáp đầu ngực lơi lỏng.
  • Ruột giữa màu trắng chạy dọc theo bụng.

Biểu hiện bệnh trên tôm rõ nhất là khi xuất hiện các đốm trắng trên thân, bóc tách vỏ giáp đầu ngực.

Soi dưới ánh sáng sẽ thấy các đốm trắng có đường kính 0,5-2mm bên trong giáp đầu và đốt thứ 5-6.

Đốm trắng có tâm đen trong, bên ngoài đục.

Khi xuất hiện các đốm trắng thì sau 3-10 ngày tôm sẽ chết hàng loạt với tỉ lệ rất nhanh.

Giải pháp khi tôm có dấu hiệu bệnh đốm trắng?

Dựa trên những dấu hiệu nhận biết đã đề cập ở phần trên, tiếp theo bà con cần tìm phương pháp xử lý tình huống ngay, tránh để bệnh lây lan rộng

  • Tiến hành xét nghiệm tôm với những công nghệ phát hiện bệnh đốm trắng để sớm tìm ra và thiết lập các biện pháp phòng ngừa kiểm soát.
  • Nước trong ao nuôi cần phải được khử trùng nghiêm ngặt.
  • Chất lượng nước nên được cải thiện bằng cách bổ sung các tác nhân sinh vật để giảm bớt bệnh như sử dụng vi sinh, hay các vi khuẩn có lợi.
  • Tăng cường quản lý thức ăn.
  • Cần phải lựa chọn thức ăn và cho ăn một cách khoa học.
  • Ngăn chặn các loại địch hại vào trong ao như cua, ghẹ…
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng vào thức ăn như Vitamin C, khoáng chất cho tôm để nâng cao sức đề kháng cho virus và hệ miễn dịch cho tôm.

*Chữa trị: Trong giai đoạn đầu của việc chữa trị chủ yếu qua thức ăn và sự cải thiện và khử trùng nước trong ao.

Một số loại thuốc kháng sinh thủy sản có đơn và không có đơn như thuốc kháng virus, kháng khuẩn, thuốc bảo vệ gan, mật và vitamin được dùng để kiểm soát bệnh trong giai đoạn này.

Sau đó thay nước và khử trùng để làm mật độ và sức sống của mầm bệnh trong nước và ngăn ngừa sự lây nhiễm thứ cấp. 

Hy vong với sau khi tìm hiểu về các mức độ nhiễm đốm trắng ở tôm sẽ giúp bà con có được phương án xử lý thích hợp, hạn chế tối đa những tổn thất khi thu hoạch cuối mùa vụ. Cùng Hóa Chất Nam Bộ trang bị những kiến thức nhà nông hữu ích mỗi ngày bà con nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *