Ếch bị nhiễm khuẩn, lở loét (bệnh ghẻ) khiến bà con vô cùng lo lắng. Hóa Chất Nam Bộ xin được chia sẻ đến quý bà con nhà nông những kiến thức về bệnh này trên ếch, từ đó tìm phương pháp chữa trị sớm nhất để tránh lây lan trên diện rộng. Đón đọc nội dung bài viết ngay nhé!
Tìm hiểu bệnh nhiễm khuẩn, lở loét (bệnh ghẻ) trên ếch
Chăn nuôi ếch là sự lựa chọn của nhiều người, thịt ếch vừa ngon lại lành tính và mát nên hầu như ai cũng yêu thích. Lợi nhuận kinh tế thu được từ mô hình chăn nuôi ếch này cũng rất thu hút bà con. Tuy nhiên, việc chăn nuôi không phải lúc nào cũng thuận lợi, sẽ có lúc bà con gặp phải bệnh dịch trên đàn ếch của mình, điển hình như bệnh nhiễm khuẩn, lở loét trên ếch.
1. Nguyên nhân khiến ếch bị nhiễm khuẩn, lở loét (bệnh ghẻ):
-
Những nguyên nhân làm ếch bị bệnh: thời tiết thay đổi, mật độ nuôi quá dày, chuẩn bị hồ nuôi không tốt, không diệt khuẩn, không vệ sinh hồ.
Những điều kiện này sẽ tạo cơ hội cho vi khẩn xâm nhập, khiến cơ thể vật nuôi bắt đầu bị tổn thương.
2. Hiện tượng khi ếch bị nhiễm khuẩn, lở loét (bệnh ghẻ) có biểu hiện như thế nào?
- Ếch gầy yếu, da bị lở loét, mầm bệnh lây lan nhanh trong đàn.
- Ếch hoảng sợ phóng nhảy gây ra vết thương.
- Trên mình Ếch xuất hiện các vết lở loét.
- Ếch có hiện tượng đau nhức, biếng ăn, dẫn đến kiệt sức và chết.
3. Cách điều trị khi ếch bị nhiễm bệnh:
Để điều trị ếch bị nhiễm khuẩn, lở loét ta áp dụng các biện pháp sau đây:
Đối với Ếch trưởng thành:
- Cách ly ếch bệnh, sử dụng Iodine 98% liều: 3 – 5 ml hòa với 10 lít nước tắm khoảng 5 phút, vớt Ếch ra thả lại hồ.
- Sau đó, sử dụng một trong các loại kháng sinh sau: Gentamycin, Levofloxacin, Doxycycline, Amoxcillin… trộn đều với thức ăn.
- Cho ăn liên tục 5 – 7 ngày.
- Bà con lưu ý sử dụng kháng sinh đúng liều lượng theo hướng dẫn.
- Bà con có thể liên hệ Hotline của Hóa Chất Nam Bộ số: 0903.903.961 để được tư vấn chi tiết.
- Ngưng sử dụng thuốc kháng sinh 14 ngày trước khi xuất.
Đối với Ếch con:
- Dùng Iodine 98% theo tỷ lệ 20 ml hòa tan với 20 lít nước tắm trong thời gian 1 phút.
- Tắm ngày 01 lần vào buổi sáng hoặc chiều mát.
- Sử dụng liên tục đến khi vết thương lành.
- Bà con nên dùng kết hợp các loại Vitamin C + Multi Active-X trộn vào thức ăn, để giải độc gan cho ếch, và giúp ếch nhanh phục hồi sức khỏe hơn (cho ăn liên tục đến khi khỏi bệnh).
4. Phòng bệnh cho đàn ếch
+ Vệ sinh hồ nuôi, xử lý nguồn nước.
+ Nguồn dinh dưỡng đảm bảo.
+ Tách ếch bệnh ra khỏi ếch khỏe.
+ Không sử dụng chung dụng cụ ếch bị nhiễm khuẩn với ếch khỏe.
+ Ếch chết phải chôn hoặc đốt.
+ Tránh gây stress cho ếch.
Hy vọng với bài viết Ếch bị nhiễm khuẩn, lở loét (bệnh ghẻ) sẽ giúp bà con có thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích, chủ động phòng ngừa và ứng biến khi ếch bị bệnh. Bà con nên đọc tài liệu và tìm hiểu nhiều kiến thức trong chăn nuôi ếch để đàn ếch của mình phát triển tốt, mang lại năng suất – sản lượng lý tưởn nhé!
Nguồn: www.hoachatnambo.com