Kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong lồng bè không còn quá xa lạ, nhưng quan trọng là nuôi như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất thì không phải bà con nào cũng nắm rõ. Cùng bài viết sau đây khám phá những kỹ thuật quan trọng với phương án nuôi cá diêu hồng trong lồng bè nhé!
Những kiến thức quan trọng khi nuôi cá diêu hồng trong lồng bè
Nuôi cá diêu hồng trong lồng bè bà con nhà nông có thể tận dụng tối đa các địa điểm như các thủy vực ở sông, hồ…Sau đây là những yêu cầu kỹ thuật mà bà con nông dân cần nắm vững.
Đặc điểm sinh học của cá
Trước hết bà con cần nắm được đặc điểm sinh học của loài cá này, nó có những đặc trưng gì, yêu cầu về thức ăn, môi trường sống ra sao. Và đây là những lưu ý về đặc điểm sinh học của loài cá này:
- Cá Diêu Hồng là loại rô phi lai giữa loài rô phi đen với rô phi vằn, vẩy trên thân có màu vàng đậm hoặc nhạt hay màu đỏ hồng.
- Cũng có thể gặp những cá thể có màu vàng, màu hồng xen lẫn những vẩy màu đen.
- Sống và phát triển tốt trong các thuỷ vực nước ngọt, nước lợ và nước mặn.
- Là loài cá ăn tạp thiên về thực vật và các chất như: mùn bã hữu cơ, tảo và động vật phù du trong nước.
- Trong nuôi cá, ăn thức ăn tự chế biến và các phụ phẩm nông nghiệp, cám gạo, bột sắn, bột ngô hay rau bèo kết hợp một phần bột cá và thức ăn viên tổng hợp.
Kỹ thuật nuôi diêu hồng trong lồng bè
+ Thiết kế lồng nuôi
Lồng nuôi cá diêu hồng cần có độ thông thoáng, lưu thông nước tốt. Một lồng gồm các bộ phận chính sau: Khung lồng, phao, nhà bảo vệ, lưới lồng, dây neo, neo, đá ghiềm…
+ Tìm vị trí treo lồng
Việc chọn lựa vị trí thích hợp để neo lồng có ảnh hưởng quyết định đến sự thành công của vụ nuôi. Khi tìm nơi treo lồng bà con nên lưu ý các yếu tố: Nhiệt độ, mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước, vật chất lơ lửng, sinh vật gây bệnh, trao đổi nước, dòng chảy, khả năng làm bẩn lồng; độ sâu, chất đáy, giá thể; và điều kiện thành lập trại nuôi như phương tiện, an ninh, kinh tế – xã hội,…
+ Những yêu cầu của một vị trí lý tưởng khi treo lồng cá trên sông
- Chọn nơi thông thoáng, ít thuyền qua lại, có nguồn nước sạch không bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, nước thải sinh hoạt.
- Địa điểm đặt lồng nuôi cá là khu vực sông, hồ có độ sâu ít nhất 3 – 4m nước (tính ở thời điểm mực nước xuống thấp nhất), đáy lồng cách đáy sông, hồ ít nhất 0,5m.
- Có lưu tốc dòng chảy 0,2 – 0,3m/giây, không nên nuôi ở nơi nước đứng hoặc nơi nước chảy xiết.
- Môi trường nước phải đảm bảo các yếu tố sau: pH 6,5 – 8,5; oxy hoà tan > 5mg/lít; NH3 < 0,01mg/lít; H2S < 0,01mg/lít, nhiệt độ nước từ 20 – 33oC.
- Lồng bố trí trên sông thành từng cụm, mỗi cụm 10- 15 lồng (không quá 20 lồng), khoảng cách giữa các cụm cách nhau từ 200 – 300m bố trí theo hình chữ Z.
Vùng nuôi nuôi cá diêu hồng trong lồng bè phải nằm trong vùng đã được quy hoạch cho từng đối tượng thủy sản của địa phương hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Bà con không được tùy tiện thả nuôi ở những khu vực chưa được cho phép.
+ Chọn giống
Khi chọn giống cá diêu hồng nuôi trong lồng bè bà con nên chọn nguồn giống đảm bảo chất lượng, màu sắc tươi sáng, giống kích cở đồng đều (40-50con/kg). Chỉ nên tuyển những con không dị hình, bơi lội nhanh nhẹn và không có dấu hiệu bị bệnh.
* Mật độ thả giống lý tưởng là 40 – 80con/m3.
Cách thả:
+ Giống được thả vào sáng sớm.
+ Trước khi thả ngâm túi đựng cá vào lồng nuôi 15 – 20 phút.
+ Sau đó cho nước từ từ vào miệng túi và tiến hành thả giống.
+ Chăm sóc
* Thức ăn: Có thể sử dụng thức ăn tự chế biến hoặc thức ăn viên (công nghiệp). Về hàm lượng và thành phần chế biến thức ăn bà con nên tham khảo từ sách báo, tạp chí dành riêng cho chăn nuôi cá thả lồng. internet cũng là nguồn tham khảo kiến thức nhanh chóng, tuy nhiên, bà con nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia nuôi cá để có được sự chính xác tuyệt đối.
+ Thường xuyên theo dõi sức khỏe của cá
- Hàng ngày quan sát hoạt động của cá trong các lồng nuôi: Cá nổi đầu do thiếu oxy, tình hình sử dụng thức ăn, chất thải, dịch bệnh và các hiện tượng bất thường khác xảy ra để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Cho cá ăn đủ chất lượng và số lượng.
- Khi xảy ra dịch bệnh cần cách ly lồng đến vị trí an toàn và tiến hành phòng bệnh cho cá.
- Trường hợp cá nuôi bị bệnh nặng và có khả năng lây lan nhanh, phải tiến hành thu hoạch cá (nếu đã đạt kích cỡ thương phẩm).
Bà con nên tìm hiểu tất cả những kiến thức liên quan đến vệ sinh lồng bè, môi trường nước cho cá…để đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho bè cá của mình. Trong quá trình làm vệ sinh cần kiểm tra lồng, phát hiện kịp thời các mắt lưới gần rách, vết rạn nứt để vá lại ngay nhằm hạn chế cá thất thoát ra ngoài.
Kiến thức nhà nông trong kỹ thuật chăn nuôi cá diêu hồng trong lồng bè được đề cập khá chi tiết trong bài viết trên. Bà con có thể liên hệ ngay với Hóa Chất Nam Bộ để được tư vấn loại kháng sinh, men vi sinh cần thiết – kịp thời cho đàn cá của mình.