Tôm chết hàng loạt do bệnh đốm trắng là nỗi ám ảnh của bà con trong nhiều năm qua, đây là một bài toán nan giải khiến những hộ nuôi tôm luôn thấp thỏm lo lắng. Để giải quyết bệnh đốm trắng cho tôm bà con nên đọc bài viết sau đây của Hóa Chất Nam Bộ. Chúng ta sẽ cùng phân tích nguyên nhân gây bệnh và cách xử lý để thật chủ động với bài toán tôm bị đốm trắng.
Đâu là nguyên nhân khiến tôm bị đốm trắng?
Trong ngành chăn nuôi thủy sản bệnh đốm trắng được xem là bệnh nguy hiểm có mức độ lây lan rất nhanh và mức độ thiệt hại là rất lớn. Do vậy việc tìm được nguyên nhân gây bệnh đốm trắng và phương pháp phù hợp để chữa trị là điều bà con nên thực hiện ngay từ bây giờ.
Tìm hiểu về căn bệnh đốm trắng trên tôm bà con có thể nắm một số ý chính sau:
- Vào năm 1989 bệnh đốm trắng được phát hiện đầu tiên tại Trung Quốc.
- Có hai dạng tác nhân là vô sinh và hữu sinh, trong đo tác nhân vô sinh là khởi nguồn của mầm bệnh.
- Điều kiện môi trường không tốt sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vật nuôi, từ đó các tác nhân hữu sinh như: virus và vi khuẩn có điều kiện phát triển và gây bệnh.
Tác nhân gây bệnh từ môi trường
- Tôm khi hấp thụ quá nhiều Ca2+ và Mg2+ làm xuất hiện những đốm trắng trên vỏ tôm.
- Bệnh đốm trắng ở tôm thường xảy ra khi mà lượng chất thải nuôi tôm bắt đầu xuất hiện nhiều.
- Mầm bệnh có thể đã ủ trong tôm hoặc xâm nhập từ bên ngoài thông qua nguồn nước này.
- Khi gặp thời tiết thay đổi, nhất là khi nhiệt độ giảm xuống sẽ tạo điều kiện bệnh dịch bùng phát.
- Cùng với thói quen nuôi không đúng kỹ thuật nuôi tôm sẽ là điều kiện lý tưởng cho dịch bệnh đốm trắng ở tôm bùng phát.
Tác nhân gây bệnh đốm trắng từ vi khuẩn
- Hội chứng đốm trắng do vi khuẩn gây ra (Bacteria White Spot Syndrome – BWSS), có thể do vi khuẩn thuộc họ Bacillacae.
- Ngoài ra, Vibrio Cholerae được coi là nguyên nhân cơ hội tấn công tôm nuôi. Tại các ao có pH và độ kiềm cao, sẽ là môi trường thuận lợi để chúng tấn công tôm nuôi.
Tác nhân gây bệnh từ virus
- Theo các nhà khoa học thì bệnh đốm trắng trên tôm do một loại virus có tên Baculovirus (WSSV) gây nên.
- Các nhà khoa học đã phân loại virus gây bệnh đốm trắng, đó là một giống Whisspovirus thuộc họ mới Nimaviridae.
- Virus Baculovirus có thể tồn tại trong nước mặn 5-40‰, pH 4-10, nhiệt độ 0-800C và có độc lực cực mạnh, tấn công nhiều mô tế bào khác nhau.
- Bệnh gây chết trên tất cả các giai đoạn phát triển, từ ấu trùng tôm giống hoặc cả tôm trưởng thành.
Biểu hiện của tôm khi bị bệnh đốm trắng
Những biểu hiện tôm bị đốm trắng báo hiệu cho chủ hộ nuôi tôm để phát hiện kịp thời.
- Khi bệnh, tôm lột vỏ chậm lại, chậm lớn và chết rải rác.
- Hầu hết tôm bị đóng rong, mang bẩn.
- Xuất hiện các đốm trắng mờ đục nhìn thấy trên vỏ khắp cơ thể.
- Khi soi mẫu tươi dưới kính hiển vi, các đốm trắng sẽ có dạng lan tỏa hình địa y, ở giữa rỗng.
- Bệnh đốm trắng ở tôm sẽ xuất hiện với đốm trắng do virus và khác virut đốm đen (melanin) ở giữa.
Bệnh đốm trắng lây lan nhanh bằng con đường nào?
Bệnh đốm trắng ở tôm lây lan qua hai con đường là trục ngang và trục dọc, bệnh đốm trắng chỉ cần phát bệnh sẽ lây lan cực nhanh, bà con sẽ đối mặt với nguy cơ thiệt hại rất cao.
Lây bệnh qua đường truyền trục ngang
- Con đường chính lây lan bệnh đốm trắng được xác định chủ yếu thông qua đường nằm ngang.
- Virus lây từ các giáp xác khác (tôm cua, chân chèo) nhiễm bệnh đốm trắng.
- Các loại virut này có thể đến từ môi trường bên ngoài ao hoặc ngay trong ao nuôi tôm.
- Những con yếu hơn sẽ bị những con khỏe mạnh ăn thịt, những virus từ tôm yếu sẽ lây lan qua tôm khỏe, dẫn đến lây lan dịch toàn ao.
- Nguồn ra bệnh còn do các con chim di chuyển và mang theo các mẩu thức ăn thừa rơi vào ao nuôi.
Lây bệnh qua đường truyền trục dọc
- Là dạng lây lan theo kiểu di truyền, tức là virus đốm trắng (WSSV) từ bố mẹ truyền sang tôm con.
- Trong quá trình đẻ trứng, tôm mẹ có thể thải ra các virus đốm trắng từ trong buồng trứng.
- Do đó ấu trùng tôm dễ dàng nhiễm virus ngay từ rất sớm mà bệnh đốm trắng thì có thể nhiễm ở tất cả các giai đoạn của tôm.
Những kiến thức này rất cần thiết cho bà con, việc trang bị và chuẩn bị sẵn sàng tâm lý luôn giúp bà con chủ động xử lý mọi tình huống nhằm cứu vãn đàn tôm khi không may mắc bệnh. Hơn nữa, klhi bà con phát hiện sớm nguyên nhân gây bệnh đốm trắng và biểu hiện ở tôm thì sẽ có những phương pháp ngăn chặn hiệu quả. Bà con cần liên hệ với Hóa Chất Nam Bộ để có một mùa vụ thành công!