Tất cả những sai lầm trong chăn nuôi đều phải trả giá bằng những thiệt hại, tổn thất về tiền của, công sức, thời gian. Chính vì thế nên nếu ngay từ bây giờ bà con biết và tránh được những sai lầm kỹ thuật trong nuôi tôm thẻ chân trắng thì sẽ tốt hơn rất nhiều. Cùng đọc ngay kiến thức hữu ích này trong bài viết sau nhé!
Chúng ta sẽ cùng lần lượt tìm hiểu những sai lầm kỹ thuật trong nuôi tôm thẻ chân trắng. Những sai lầm này đã khiến nhiều chủ hộ chăn nuôi tốm khốn đốn vì những khoản thiệt hại không hề nhỏ.
Những sai lầm thường mắc phải khi nuôi tôm thẻ chân trắng
1. Quá kỳ vọng vào đối tượng tôm thẻ mới
Người ta thường nghĩ, tôm thẻ chân trắng là đối tượng mới, sức sống cao nên việc nuôi rất dễ. Trong khi tôm sú có hàng lọat khó khăn, rủi ro, thời gian nuôi dài, mật độ thấp, dịch bệnh, v.v. thì bà con lại nghĩ rằng con tôm thẻ chân trắng khác hẳn.
Vì quá tin tưởng và kỳ vọng giống mới này nên bà con vận dụng kỹ thuật đơn giản nhất trong mô hình chăn nuôi, thả nuôi mật độ quá cao trên 100con/m2, dẫn đến:
- Tôm chậm lớn, hao thức ăn, hao đầu con do thiếu oxy.
- Tôm dễ bị suy kiệt điều kiện oxy không đủ cho nên tôm thường nổi đầu, rớt đáy, dẫn đến thất bại.
2. Mật độ nuôi tôm sai lầm
Mật độ nuôi phải phù hợp với khả năng chăm sóc và kinh nghiệm nuôi của bản thân, mật độ dưới 100con/m2 là phù hợp. Thế nhưng, vì thả nuôi ở mật độ quá dày khiến tôm không đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển. Đặc biệt khi có bệnh lại lây nhiễm rất nhanh chóng nên tham khảo mật độ con giống phù hợp với các chuyên gia kỹ thuật nuôi tôm thẻ công nghiệp để nắm vững hơn.
3. Quy trình kỹ thuật nuôi tôm không đảm bảo
Khâu định hướng quy trình kỹ thuật rất quan trọng, vì nó quyết định rất lớn đến khả năng tự kháng bệnh của con tôm và diễn biến môi trường. Thế nhưng, nếu ngay từ đầu chủ hộ chăn nuôi đã không chú trọng đến khâu quy trình kỹ thuật, ứng dụng sơ sài, thiếu chuyên nghiệp và không thực sự chỉn chu ở từng bước tiến hành. Đây là một trong những sai lầm kỹ thuật trong nuôi tôm thẻ chân trắng mà nhiều bà con gặp phải.
Khi sự cố phát sinh trong quy trình sẽ gây ra những hậu quả như:
- Thời gian đó làm tôm bị suy không phát triển, và phải mất thêm 5 – 7 ngày để tôm phục hồi.
- Đó là trường hợp xử lý tốt, nếu gặp trục trặc khác thì càng nguy hơn.
4. Xử lý sự cố chậm, không đúng cách trong quá trình nuôi
Quá trình xử lý sự cố đòi hỏi chủ hộ chăn nuôi phải có kiến thức, sự quyết đoán và nhanh nhạy cũng là sai lầm kỹ thuật khi nuôi tôm thẻ chân trắng mà nhiều người gặp phải. Không chỉ xử lý bằng kháng sinh, các chế phẩm xử lý môi trường mà bà con cần phải phối hợp xử lý giải độc, cân bằng pH, kH, oxy hòa tan để tôm bệnh không tái phát.
Phải làm gì để đàn tôm được khỏe mạnh, sinh trưởng tốt nhất và không mắc sai lầm?
+ Bổ sung thêm men vi sinh đường ruột Biozyme-Ac kết hợp với Sorbitol
Theo quan sát và rút kinh nghiệm từ các chuyên gia, nuôi tôm thẻ chân trắng các chủ hộ chăn nuôi cần phải bổ sung thêm chất dinh dưỡng. Vì trong môi trường công nghiệp chật chội và oxy kém, thì việc hỗ trợ tiêu hóa và quá trình hấp thụ thức ăn rất quan trọng, vì nó quyết định được hệ số FCR (hệ số chuyển đổi thức ăn), quyết định chi phí nuôi tôm.
Bổ sung thêm men vi sinh đường ruột Biozyme-Ac kết hợp với Sorbitol sẽ gia tăng quá trình chuyển hóa và hấp thụ thức ăn. Việc làm này giúp ích rất nhiều trong việc tăng sức đề kháng cho đàn tôm của bạn khỏi các chứng bệnh viêm ruột, bệnh phân trắng, đầu vàng, hoại tử…..
+ Sử dụng vôi đúng cách
Việc đánh vôi nhiều xuống ao làm tăng hàm lượng cation Ca++, làm cho quá trình sinh hoá và hoá lý trong ao giảm, dẫn đến là giảm hàm lượng vi sinh vật có lợi, oxy hoà tan kém nên tôm càng dễ nổi đầu và tôm chậm phát triển.
Bà con nên nắm vững những sai lầm kỹ thuật trong nuôi tôm thẻ chân trắng trên đây để không “lặp lại vết xe đổ” như vậy. Hy vọng đàn tôm của bà con sẽ khỏe mạnh, thu hoạch sản lượng cao như mong đợi. Theo dõi Hóa Chất Nam Bộ thường xuyên để cập nhật những loại kháng sinh, men vi sinh tốt nhất hỗ trợ cho đàn tôm của mình nhé!