Bệnh phó thương hàn ở heo khiến bà con khốn đốn đối mặt với nguy cơ thiệt hại lớn. Để xử lý với căn bệnh này, bà con nên nắm rõ những kiến thức cơ bản về bệnh dể xử lý kịp thời và nhanh chóng. Cùng bài viết sau tìm cách phòng bệnh, trị bệnh, tiết kiệm được chi phí và công sức nhất cho bà con.
Tìm hiểu chi tiết về bệnh phó thương hàn ở Heo
Đây là sơ đồ hình thành và phát triển bệnh phó thương hàn ở heo:
Bệnh phó thương hàn ở heo và triệu chứng bệnh
A. Thể cấp tính phó thương hàn:
– Heo sốt cao từ: 41 – 41,5ºC
– Biểu hiện tiêu hóa:
- Giai đoạn đầu heo bị táo bón, bí đại tiện, nôn mửa.
- Sau đó, heo bị tiêu chảy, phân lỏng màu vàng, có mùi rất thối, đôi khi có lẫn máu.
- Con vật kêu la đau đớn do viêm dạ dày, viêm ruột nặng.
– Biểu hiện hô hấp:
- Heo thở gấp, ho, suy nhược do bị mất nước.
- Cuối thời kỳ bệnh, da tụ máu thành từng nốt, đỏ ửng rồi chuyển thành màu tím xanh ở tai, bụng, mặt trong đùi và ngực.
Bệnh tiến triển trong 2-4 ngày, heo gầy còm, còi cọc, tiêu chảy rồi chết với biểu hiện ở bụng và chân có vết tím bầm.
Heo tiêu chảy phân lỏng, vàng
Da heo bị tụ máu ở tai, bụng, mặt trong đùi ngực
B. Thể mãn tính của bệnh
– Thể trạng bên ngoài mà các chuyên gia kỹ thuật nuôi heo ghi nhận được:
- Heo gầy yếu dần, ăn uống giảm sút.
- Chậm lớn thiếu máu, da xanh.
- Có khi trên da có những mảng đỏ hoặc bầm tím.
– Biểu hiện đường tiêu hóa: Heo bị tiêu chảy, phân lỏng màu vàng, rất hôi thối.
– Biểu hiện đường hô hấp:
- Heo bị thở khó, ho.
- Sau khi vận động thì con vật thường mệt nhọc, đi lại khó khăn.
- Bệnh kéo dài trong vài tuần, một số có thể khỏi bệnh, nhưng chậm lớn.
Heo gầy yếu, còi cọc
Tiêu chảy phân lỏng, vàng, yếu
Tím tai, tím mõm, cơ thể suy kiệt, khó thở, mệt mỏi
Bệnh tích ở heo bị phó thương hàn
A. Thể cấp tính cần điều trị nhanh:
Hạch xuất huyết, tụ máu
Phổi tụ máu
Gan tụ máu bằng hạt kê
Ruột sưng, nhiều nước và xuất huyết
B. Thể mãn tính của bệnh:
Bệnh tích chủ yếu ở dạ dày và ruột.
– Niêm mạc dạ dày và ruột:
- Viêm đỏ từng đám.
- Ruột già và ruột non có nhiều đám vết loét bờ, những đám loét này phỉ fibrin.
– Lách: không sưng, đôi khi có những nốt hoại tử to.
– Gan: có nốt viêm hoại tử màu xám, bằng hạt đậu.
– Phổi: viêm, sưng, có ổ hoại tử màu vàng xám.
Ruột xuất huyết đám đỏ, có đám loét phủ fibrin
Phòng bệnh phó thương hàn ở heo
- Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại
- Không nên nuôi lợn đã bị bệnh phó thương hàn.
- Khi trong chuồng có con bị bệnh thì phải cách ly điều trị.
- Những con chưa bị bệnh phải dùng thuốc kháng sinh đặc trị và nên dùng sớm.
- Chuồng tại phải được phun thuốc sát trùng định kỳ bằng dung dịch sát trùng IODINE 98%.
Dung dịch diệt khuẩn IODINE 98% do Hóa Chất Nam Bộ phân phối hoặc Dexon 100. Những sản phẩm tại Hóa Chất Nam Bộ đều cam kết hàng chính hãng, bà con lại được tư vấn sử dụng vô cùng kỹ càng – chu đáo nêu không phải lo lắng về hiệu quả sử dụng.
Để phòng bệnh phó thương hàn ở heo bà con nên lưu ý tiêm vacxin, thông thường nên tiêm cho lợn con lúc 21 ngày tuổi, tiêm nhắc lại khoảng sau 1 tháng.
Điều trị bệnh phó thương hàn ở heo như thế nào?
Trước khi trị bệnh cho heo, bà con nên tìm hiểu – quan sát kỹ để biết chính xác heo bị phó thương hàn hay dịch tả hoặc các bệnh lý khác để dùng đúng loại kháng sinh.
Để điều trị bệnh phó thương hàn cho heo lần lượt thực hiện những việc làm sau:
- Tách riêng toàn bộ heo bệnh sang 1 ô chuồng khác.
- Vệ sinh, phun thuốc sát trùng toàn bộ trang trại.
- Đặc biệt là ô heo bệnh phải luôn trong tình trạng ấm áp, sạch sẽ, khô ráo.
- Kiểm tra lại toàn bộ heo bệnh, loại bỏ những con bị bệnh nặng.
- Làm kháng sinh đồ xem chủng vi khuẩn gây bệnh đó nhạy cảm với loại kháng sinh nào, từ đó chọn đúng kháng sinh và điều trị.
Những loại thuốc có hiệu quả với vi khuẩn Salmonella sinh ra bệnh phó thương hàn ở heo bao gồm:
- Kháng sinh Oxytetramycin (ít có tác dụng)
- Flumequin (rất tốt)
- Kháng sinh Colistine (Hiệu quả tốt)
- Kháng sinh Amoxicillin (Hiệu quả tốt)
- Kháng sinh Enrofloxacin (hiệu quả tốt)
- Kháng sinh Ampicillin (Hiệu quả tốt)
- Kháng sinh Florfenicol (Hiệu quả tốt)
- Kháng sinh Kanamycin (Trung bình).
Bệnh phó thương hàn ở heo và các bệnh lý khác đều có thể xử lý được nếu bà con được trang bị kiến thức đầy đủ. Hãy cùng với Hóa Chất Nam Bộ cập nhật kiến thức chăn nuôi thường xuyên để mỗi vụ mùa chăn nuôi đều bội thu nhé!
Nguồn: HCNB