Nhiều căn bệnh ở tôm khiến những người đã từng chăn nuôi tôm hoặc những người dân muốn lập nghiệp bằng nghề này rất lo lắng. Một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay là bệnh đen mang ở tôm. Vậy bệnh này ở tôm có những biểu hiện như thế nào và có nguy hiểm không, cùng theo dõi ngay thông tin trong nội dung sau nhé!
Bệnh đen mang tôm có những biểu hiện cụ thể nào?
Cách phát hiện nhanh nhất, để kịp thời chữa trị chính là dựa trên triệu chứng nhận biết bệnh đen mang tôm. Bà con cần quan sát đàn tôm thường xuyên để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường sau đây:
Khi tôm mắc bệnh hay bắt đầu có hiện tượng nhiễm bệnh, thì các triệu chứng nhận biết bệnh đen mang tôm là một trong các tiêu chí mà bà con cần hiểu rõ.
Các triệu chứng nhận biết bệnh đen mang tôm thường thấy nhất là:
- Dấu hiệu đầu tiên dễ nhận biết Bệnh đen mang ở tôm là: mang tôm có màu đen, trước đó mang tôm sẽ có màu đỏ, rồi chuyển nâu sáng và cuối cùng là đen.
- Tôm nổi đầu, tấp mé, bơi lờ đờ
- Có hiện tượng bỏ ăn, tôm rớt dần.
- Có thể kèm theo các dấu hiệu như hoại tử chóp râu, roi, 19 cuống mắt, telson, phụ bộ trong trường hợp tôm bị nhiễm nấm.
Ngoài ra không chỉ phát hiện bệnh trên tôm, bà con cũng cần chú ý đến dấu hiệu ở nước ao nuôi.
- Khi tôm trong ao bị bệnh thì đáy ao cũng yếu khí, nhiều bùn đen, tảo dày, khí độc cao.
- Ao nuôi có mật độ con giống cao, sục khí không đủ, không thay nước, ít sử dụng vi sinh xử lý đáy.
Tác hại của bệnh đen mang ở tôm
Khi bệnh đen mang ở tôm xuất hiện, những hệ quả mà nó để lại cho bà con nhà nông chính là:
- Làm mất khả năng trao đổi oxy ở tôm
- Cơ thể tôm suy yếu dần
- Nghiêm trọng hơn có thể dây ra tôm chết hàng loạt
Cách chữa trị bệnh đen mang tôm
Khi phát hiện được tôm mắc bệnh theo các triệu chứng trên bà con cần bình tĩnh tìm đến các cán bộ chăn nuôi thủy sản để được hướng dẫn các chữa trị bệnh nhanh chóng và chính xác nhất. Tùy theo triệu chứng bệnh và mức độ bệnh trên ao tôm để chọn thuốc phù hợp.
- Khi phát hiện thấy các triệu chứng của bệnh cần thay nước ao
- Sử dụng quạt gió để tăng cường sục khí oxy vào trong nước.
- Cần theo dõi để kiểm soát kịp thời số lượng tảo trong ao, không để tảo phát triển quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường ao nuôi cũng như sự phát triển của tôm.
- Tránh để tôm mật độ quá dày.
- Bổ sung vitamin C và men tiêu hóa vào thức ăn hàng ngày của tôm.
- Nếu bệnh được phát sinh là do nhiễm khuẩn thì cần diệt khuẩn nước bằng BKC, iodin, v.v…dùng men vi sinh xử lý đáy ao.
- Nếu bệnh được phát sinh do môi trường ô nhiễm cần thay nước đáy hoặc xiphong đáy, đánh zeolite, dùng chế phẩm yucca, men vi sinh và bổ dung vitamin C vào thức ăn.
Những chế phẩm sinh học từ men vi sinh đến vitamin C, kháng sinh….đều có đầy đủ tại Hóa Chất Nam Bộ, bà con có thể liên hệ ngay đến số Hotline 0903 903 961 của Công ty để được tư vấn sử dụng thuốc phù hợp và hiệu quả!
Hóa Chất Nam Bộ kính chúc quý bà con có những mùa bội thu trong chăn nuôi!