Đã bao giờ bà con muôn tìm hiểu các biện pháp hạn chế stress trên tôm? Đừng xem thường yếu tố này vì nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa của bà con đấy. Cùng đọc bài viết để hiểu rõ hơn về chủ đề này nhé!
Tôm bị stress là như thế nào?
Stress là trạng thái mất cân bằng nội mô của cơ thể, là một trạng thái sinh lý không bình thường gây ra do tác động của các yếu tố bất lợi của môi trường ngoài hay trong cơ thể. Các yếu tố này gọi là tác nhân stress.
Thông thường thì tôm bị stress xuất hiện khi có những tác nhân ngoại cảnh xuất hiện và xuất hiện ngày càng nhiều, khi cơ thể tôm không duy trì được cân bằng nội mô, thì con vật sẽ lâm vào trạng thái stress và phải trải qua quá trình stress để tiến tới thích nghi với ngoại cảnh mới.
Các tác nhân khiến đàn tôm bị stress
Trong quá trình chăn nuôi đôi khi chúng ta thấy những điều xảy ra là bình thường nhưng đó có thể là tác nhân hình thành stress trên đàn tôm. Những tác nhân tưởng chừng như vô hình đó gồm:
- Thay đổi thời tiết, khí hậu: thời tiết nắng gắt kéo dài, trời âm u, mưa nhiều ngày…
- Thay đổi thức ăn đột ngột
- Nuôi ghép bất hợp lý
- Vận chuyển, nuôi nhốt: quá trình vận chuyển tôm giống, sang tôm…
- Thả tôm vào thời điểm không thích hợp..
- Khi mật độ nuôi quá dày mà các yếu tố môi trường không đảm bảo là nguyên nhân làm tôm bị stress.
- Dùng thuốc quá liều quy định: xử lý nước bằng hóa chất quá liều hoặc hóa chất gây độc ch tôm…
- Chất lượng nước kém: thiếu oxy, pH cao, khí độc H2S, NO2, NH3 vượt ngưỡng, chất rắn lơ lửng, hàm lượng kim loại cao…
- Tôm bị bênh: Tôm bị nhiễm bệnh do ký sinh trùng, vi khuẩn hay virus.
Hậu quả của việc tôm bị stress
Khi tôm bị stress làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng phát triển bình thường. Tôm sẽ bắt đầu giảm ăn đôi khi bỏ ăn, màu sắc cơ thể bất thường, dễ bị cong thân, đục cơ. Khi tôm bị stress, trao đổi chất bị rối loạn dẫn đến mất khoáng, giảm hấp thu dưỡng chất, tiêu hóa giảm; bơi lội kém, giảm bắt mồi; tăng trưởng chậm, giảm sức đề kháng, dễ nhiễm bệnh và tệ hại hơn là tôm bị chết.
Bà con nên chủ động thực hiện biện pháp phòng bệnh stress trên tôm bằng các phương pháp nuôi tôm an toàn sinh học ngay từ ban đầu. Hãy lưu ý đến những tác nhân để có sự điều chỉnh ngay từ những thói quen trong chăn nuôi của mình.
Có những biện pháp hạn chế stress trên tôm nào bà con cần lưu ý?
Trong quá trình chăn nuôi tôm thâm canh, bà con nên lưu ý những điều sau để không hình thành những tác nhân gây stress cho đàn tôm của mình.
– Chọn tôm giống sạch bệnh, đã qua kiểm dịch.
– Thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật trong nuôi tôm như: mật độ vừa phải, thả tôm đúng thời điểm…
– Khi vận chuyển tôm không làm sốc tôm.
– Che lưới chống nắng, tăng cường chạy quạt, bổ sung Betaglucan, vitamin C cho tôm….khi thời tiết có sự biến đổi.
– Chỉ sử dụng hóa chất khi thật cần thiết, đúng liều lượng, sử dụng loại hóa chất được phép; Cần bảo quản thuốc, hóa chất đúng cách.
– Thường xuyên theo dõi các thông số biến động môi trường nước nhiệt độ, pH, NH3, NO2, H2S …
– Kiểm tra mật độ khuẩn trong ao, định kỳ đánh diệt khuẩn bằng: Dung dịch BKC 80%, iodine 98%
Khai thác yếu tố stress có lợi trên tôm như thế nào?
Một điều đặc biệt rằng không phải stress nào cũng có hại. Các chuyên gia chăn nuôi tôm chia sẻ kinh nghiệm rằng, , trong chăn nuôi bà con đã tận dụng yếu tố stress để kích thích vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt, đẻ nhiều, đẻ sớm, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm như bổ sung thêm các loại thuốc bổ gan tụy (giải độc gan Multi Active X), khoáng Super Premix, acid amin… sử dụng chế độ màu sắc, cường độ ánh sáng phù hợp, tăng thời gian chiếu sáng để vật nuôi nhanh lên giống, tăng tỷ lệ trứng rụng…
Tất cả những tác động bằng việc sử dụng kháng sinh, men vi sinh hay khoáng chất nêu trên sẽ giúp các yếu tố stress có lợi trên tôm phát huy, giúp bà con nâng cao năng suất, chất lượng chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh.
Bà con muốn tìm mua nước diệt khuẩn, chất sát trùng, bổ sung giải độc gan, khoáng chất để đàn tôm của mình thật khỏe mạnh, linh hoạt thì hãy liên hệ ngay đến Hóa Chất Nam Bộ. Không những cung cấp hàng chính hãng 100%, các chuyên viên sẽ hỗ trợ đắc lực cho bà con trong hành trình chăn nuôi đạt hiệu quả cao nhất.
Nguồn: www.hoachatnambo.com