Bổ sung khoáng chất cho ao tôm hiệu quả

Chúng ta đều biết một điều rằng khoáng chất vô cùng quan trọng đối với sự phát triển từng ngày của tôm. Tuy nhiên, việc bổ sung khoáng chất cho ao tôm sao cho hiệu quả tối ưu mà lại tiết kiệm chi phí và an toàn cho tôm nuôi? Đọc bài viết sau để giải đáp những băn khoăn này nhé! 

Hóa Chất Nam Bộ xin mời bà con cùng tìm hiểu qua bài viết “Bổ sung khoáng chất cho ao tôm hiệu quả” qua nội dung sau.

Tầm quan trọng của bổ sung khoáng chất ao nuôi tôm công nghiệp

Chăn nuôi tôm không hề đơn giản, bà con nhà nông vẫn đối mặt với những bệnh dịch trên tôm khiến tôm chết hàng loạt hoặc tôm chất lượng kém làm giảm sút doanh thu.

Một trong những vấn đề mà bà con nhà nông cần lưu ý đó chính là bổ sung khoáng chất đúng cách cho tôm. Khoáng có vai trò hết sức quan trọng đối với động vật thủy sản, vì nó tham gia trực tiếp vào các quá trình sinh tổng hợp diễn ra bên trong cơ thể vật nuôi.

Khoáng chất có nhiều chức năng sinh lý để duy trì sự cân bằng acid-base và điều hòa áp suất thẩm thấu. Vậy Bổ sung các khoáng chất cho ao tôm hiệu quả như thế nào?

Trong số các khoáng chất chính như:  Fe, Cu, Zn, Ca, Mg, P… thì calcium (Ca) và magnesium (Mg) rất quan trọng đối với quá trình lột vỏ và hình thành vỏ mới của tôm.

Yêu cầu khoáng chất đối với tôm

Khoáng chất của nước rất quan trọng trong chăn nuôi tôm.  Tỷ lệ không phù hợp của các khoáng chất này trong nước dẫn đến căng thẳng về thẩm thấu, ảnh hưởng đến sự phát triển và sống sót của tôm.

Ion Tỉ lệ phù hợp
Na: K 28 : 1
Mg: Ca 3,4 : 1
Ca: K 1 : 1

Các tỉ lệ Na: K và Mg: Ca tốt nhất là 28:1 và 3,4:1

Bà con nên lưu ý tỉ lệ bổ sung các thành phần này trong nước để bổ sung môi trường sống tốt nhất cho tôm. Việc bổ sung K trong nước có tỷ lệ Na:K thấp sẽ cải thiện tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm.

Bổ sung khoáng chất thông qua nước

Để duy trì nồng độ tối ưu của khoáng chất và sự cân bằng ion có thể bổ sung khoáng chất thông qua nước và bổ sung vào chế độ ăn là các kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp cần thiết cho bà con nông dân.

Theo quan sát của các các chuyên gia thì cách cải thiện khoáng trong nước hiệu quả hơn so với bổ sung vào chế độ ăn mặc dù chi phí cho việc tăng cường ion tương đối cao khi diện tích nuôi lớn.

Nước biển có độ mặn 35 ppt được coi là tiêu chuẩn.

Bổ sung khoáng chất qua đường thức ăn

Để điều chỉnh sự mất cân bằng ion trong nước ao nuôi qua đường cho ăn, có một số sản phẩm sinh học như (potassium chloride (KCl), potassium sulfate, magnesium chloride MgCl2, khoáng hỗn hợp dạng cho ăn Super Premix, khoáng hỗn hợp dạng tạt Mine Mix…)

Bà con nên liên hệ mua hàng ở những cửa hàng có uy tín và chuyên môn để dùng được hàng chính hãng và biết cách sử dụng đúng cách, đúng lúc.

Ví dụ:

Nếu bạn muốn sử dụng Magnesium sulfat có chứa 10% Mg để tăng nồng độ Mg lên 25 mg / L thì:

Liều lượng khoáng cần sử dụng = 25 * 10/ 100 = 250 mg / L.

Bổ sung khoáng chất cho ao tôm cần lưu ý

  • Nước có độ mặn cao hoặc thấp nếu có nồng độ khoáng tối ưu và tỉ lệ ion thích hợp thì không cần bổ sung.
  • Thường xuyên đánh giá hàm lượng khoáng chất trong nước ao để bổ sung khi thiếu hụt.
  • Tính toán để biết nồng độ ion ở độ mặn mong muốn và liều lượng sản phẩm được dùng để bổ sung ion.
  • Sử dụng bộ test kiểm tra hàm lượng Mg/Ca hoặc máy đo.

 

Chỉ nên lựa chọn các sản khoáng có đề cập thành phần và hàm lượng và rõ nguồn gốc xuất xứ. Đó là nguyên tắc mà các chuyên gia chăn nuôi khuyên bà con nên lưu ý khi bổ sung khoáng chất cho tôm. Đọc thêm các bài viết tin tức tren Hóa chất Nam Bộ để có được những kiến thức thú vị hơn bà con nhé!

Nguồn: hoachatnambo.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *