Ếch bị nhiễm trùng bánh xe, giun sán không nằm ngoài những mối lo thường trực của bà con. Bệnh này rất thường gặp ở ếch nuôi, vậy cách phòng và điều trị khi ếch nhiễm các loại ký sinh trùng này như thế nào? Cùng Hóa Chất Nam Bộ phân tích bệnh lý này để yên tâm trong chăn nuôi ếch bà con nhé!
Ếch bị nhiễm trùng bánh xe, giun sán
1. Nguyên nhân khiến ếch bị nhiễm trùng bánh xe, giun sán
Hiện nay, để nâng cao hiệu quả kinh tế, nhiều hộ gia đình, nhiều bà con đã và đang tiến hành các mô hình nuôi ếch thương phẩm – Phát triển mạnh ở nhiều vùng trên cả nước. Tuy nhiên, khi xác định chăn nuôi bà con phải trang bị kiến thức vững vàng về các loại bệnh, cũng như cách điều trị kịp thời để không tổn thất tiền bạc.
Với bệnh ếch nhiễm trùng bánh xe, giun sán cũng vậy. Từng bước tìm hiểu về bệnh lý này ở ếch nhé.
- Bệnh do ký sinh trùng Trichodina, các lọai sán lá, sán dây và giun tròn gây ra.
- Nhưng thường xảy ra khi nguồn nước nuôi bị bẩn.
2. Triệu chứng khi ếch bị nhiễm trùng bánh xe, giun sán
Khi ếch nhiễm bệnh, nếu quan sát kỹ bà con sẽ thấy nó bắt đầu có những dấu hiệu sau:
- Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn nòng nọc.
- Khi mắc bệnh, trên màng vây và đuôi của nòng nọc xuất hiện những điểm màu trắng bạc, bơi ngắc ngoải và cựa quậy liên tục.
- Ếch sẽ bỏ ăn và chết hàng loạt.
- Ếch ăn nhiều nhưng lớn chậm, sau đó biếng ăn rồi chết.
- Tìm thấy giun sán trong ruột.
3. Cách điều trị khi ếch bị nhiễm trùng bánh xe, giun sán
Hãy bình tĩnh khi đàn ếch của mình bắt đầu nhiễm bệnh, việc bĩnh tĩnh sẽ giúp bà con xử lý tốt hơn, nhanh chóng cứu vãn tình thế. Với bệnh nhiễm trùng bánh xe, giun sán trên ếch cách điều trị như sau, bà con tuân theo từng bước nhé:
- Vớt những con bị bệnh ra chậu riêng để điều trị.
- Sát trùng bể nuôi với BKC 80% và thay bằng nước sạch.
- Tắm nòng nọc bệnh bằng CuSO4 với lượng 4 – 5g/m3 nước hoặc BKC 80% (Không nên ngâm quá 2 giờ).
- Khi thấy chúng hoạt động bình thường trở lại thì vớt ra ngay.
- Nòng nọc chưa bệnh cho tắm bằng nước muối nồng độ 2% (hoà 20 gam muối /1 lít nước) trong 5 – 10 phút.
- Thả nòng nọc trở lại chỗ nuôi đã thay nước mới.
- Tẩy giun và sán bằng kháng sinh Praziquantel 98% sẽ rất hiệu quả.
Lưu ý:
- Ngưng sử dụng thuốc kháng sinh 14 ngày trước khi xuất.
- Bà con lưu ý sử dụng kháng sinh đúng liều lượng theo hướng dẫn.
4. Cách phòng bệnh
Trong quá trình chăn nuôi, bà con nên có ý thức phòng bệnh nhiễm giun sán trên ếch ngay cả khi nó đang khỏe mạnh. Hãy thường xuyên quan sát, kiểm tra môi trường sống, tình trạng sức khỏe của ếch để có phương pháp phòng bệnh sớm.
Những biện pháp phòng ngừa gồm:
- Sát trùng bể nuôi trước khi thả nòng nọc BKC 80%, Iodine 98%
- Mật độ nuôi vừa phải.
- Thay nước bể nuôi hàng ngày (giảm chất hữu cơ).
Hy vọng với bài viết Ếch bị nhiễm trùng bánh xe, giun sán sẽ giúp bà con có thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích. Bà con có thể liên hệ Hotline của Hóa Chất Nam Bộ số: 0903.903.961 để được tư vấn chi tiết hơn về cách điều trị, sử dụng kháng sinh điều trị nào tốt nhất. Hóa Chất Nam Bộ xin chúc bà con thành công!