Phòng và điều trị bệnh đốm trắng ở tôm

Việc phòng bệnh luôn là phương pháp hữu hiệu nhất trong điều trị mọi loại bệnh, bệnh đốm trắng ở tôm cũng vậy. Muốn không để tôm mắc bệnh thì bà con nên phòng bệnh bằng cách phương pháp khoa học được các chuyên gia trong ngành chăn nuôi thủy sản khuyến cáo thực hiện. Cùng đọc bài viết để biết biện pháp đó thực hiện như thế nào nhé! 

Phòng và điều trị bệnh đốm trắng ở tôm

Việc phòng và điều trị bệnh đốm trắng ở tôm không phải là việc đơn giản và có thể thực hiện ngày một ngày hai là có hiệu quả. Bà con cần thực hiện xuyên suốt quá trình chăn nuôi, ở từng thao tác cụ thể, có kế hoạch và lịch trình chi tiết để có thể quan sát và theo dõi chặt chẽ.

Từng việc làm được thực hiện như sau:

Chọn con giống chất lượng

  • Giống chất lượng với nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh không mang mầm bệnh chính là bước đầu để tăng tỷ lệ mùa vụ được thành công.
  • Ứng dụng những công nghệ phát hiện bệnh đốm trắng sớm để có biện pháp phòng ngừa kiểm soát bệnh hiệu quả.
  • Thả giống đúng phương pháp, bà con cần cân đối độ mặn giữa nguồn nước ở cơ sở nuôi giống và độ mặn của ao nuôi trước khi thả.
  • Đảm bảo độ mặn chênh lệch không quá 5‰ để tránh gây sốc cho tôm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm về sau.
  • Không vận chuyển tôm giống ở mật độ cao.
  • Tôm bố mẹ dùng cho sinh sản phải được kiểm tra kỹ bằng phương pháp PCR và không nhiễm tác nhân virus WSSV.
  • Có thể áp dụng kỹ thuật sốc formol 150-200ppm trong 30 phút trước khi đưa vào nuôi, để loại đi những cá thể yếu và mang mầm bệnh.

Lựa chọn mùa vụ nuôi thích hợp

  • Sau khi cải tạo ao từ vụ mùa trước, hộ nuôi không nên thả tôm ngay, mà nên cho ao nghỉ ngơi phục hồi một thời gian.
  • Cũng như phơi ao từ 1-2 tháng để dứt nguồn bệnh và tái tạo lại môi trường nền đáy.
  • Thời gian ao nghỉ nên thả cá rô phi để cá tiêu diệt hết những loài vi khuẩn trung gian mang mầm bệnh.
  • Thời kỳ cao điểm của bệnh đốm trắng hay xảy ra là từ tháng 5 đến tháng 6.
  • Do vậy bà con cần xem xét lựa chọn mùa vụ thích hợp để thả nuôi, cũng như phòng bệnh trước khi bệnh phát triển đến giai đoạn nguy hiểm.

Bổ sung thức ăn, khoáng chất đầy đủ cho tôm

Trong các cách phòng và điều trị bệnh đốm trắng ở tôm thì việc cải tạo môi trường và bổ sung thức ăn rất quan trọng, nó quyết định đến thể trạng của tôm có thể chống chọi với bệnh tật hay không.

  • Bà con cần bổ sung đồng thời cả Vitamin C cho tôm, D, E và khoáng chất, thuốc thảo dược vào ao hoặc thức ăn cho tôm.
  • Cần phân chia từ 1-2 đợt với liều 2-3 g/1 kg thức ăn cơ bản, mỗi đợt cho tôm ăn một tuần liên lục.
  • Khi bổ sung khoáng chất cho tôm Super Premix sẽ hỗ trợ kích thích tôm lột xác, men tiêu hóa cho tôm Biozyme AC nâng cao sức đề kháng virut tăng hệ miễn dịch cho tôm.
  • Cần phải lựa chọn thức ăn và cho ăn một cách khoa học.
  • Đối với nguồn thức ăn tươi sống thì không được hư thối và dùng nhiệt nấu chín trước khi cho tôm ăn.
  • Cho tôm ăn theo phương châm: “Lượng ít, lần nhiều” để tránh ô nhiễm đáy ao.
  • Thường xuyên dùng men vi sinh thủy sản Aqua Clear để ổn định môi trường ao nuôi và tạo vi khuẩn có lợi hạn chế vi khuẩn gây hại cho tôm.

Diệt khuẩn và vệ sinh môi trường nuôi

  • Sau 1 tháng thả nuôi, định kỳ 1 – 2 tuần diệt khuẩn ao nuôi 1 lần.
  • Dụng cụ bên ngoài phải được khử trùng trước khi đưa vào sử dụng.
  • Tuyệt đối không sử dụng kháng sinh để phòng bệnh.
  • Kiểm soát mật độ vi khuẩn trong nước ao nuôi tôm.
  • Định kỳ thay nước, bón vôi cho ao nuôi và tăng cường quạt nước nhất là khi thời tiết thay đổi để tránh phân tầng nhiệt độ.
  • Nguồn nước cấp cho ao nuôi tôm phải lắng lọc và khử trùng.
  • Cách ly ao nuôi với các tác nhân có thể lan truyền bệnh. Giữ môi trường trong sạch bằng các chế phẩm sinh học.

Kết hợp cải tạo chất lượng nước nuôi trồng

  • Nước trong ao nuôi cần phải được khử trùng, sát khuẩn luôn là biện pháp phòng tránh các bệnh trên tôm nuôi.
  • Kiểm soát mật độ vi khuẩn trong nước ao nuôi tôm.
  • Chất lượng nước nên được cải thiện bằng cách bổ sung các chế phẩm vi sinh.
  • Do đó sẽ giảm bớt mầm bệnh cũng như sử dụng vi sinh xử lý nước, xử lý đáy.
  • Tránh bón vôi quá liều, tiến hành thay nước để giảm độ cứng.
  • Hạn chế cấp nước trực tiếp vào ao nuôi, nên cấp qua ao lắng đã xử lý và nâng mực nước trong ao nuôi đạt 1,0-1,2mm

Điều trị bệnh tôm bị đốm trắng

  • Khi xác định được bệnh đốm trắng do WSSV gây ra bà con cần tiến hành thu hoạch tôm ngay.

Đối với các ao tôm chưa đạt khả năng thu hoạch nhưng ao nhiễm bệnh nặng:

  • Bà con cần hủy ao nuôi và xử lý nhanh để tránh lây sang các ao khác.

Đối với ao tôm bệnh

  • Bà con nên vớt tôm chết ra khỏi ao.
  • Sau đó dùng Chlorin với liều lượng 30 kg/1.000 m3; hoặc formol 200 lít/1.000m3 hòa nước tạt đều ao.
  • Rồi tiếp tục ngâm 7 ngày rồi mới tiến hành xả ra môi trường.
  • Ao đã nhiễm bệnh do vi khuẩn thì bà con dùng vôi nung (CaO) bón cho ao liều lượng 25ppm.
  • Dùng một số khoáng vi lượng cho ao nuôi tôm Super Premix (loại trộn cho ăn) hoặc Mine Mix (loại tạt trực tiếp) kích thích tôm lột vỏ sẽ giảm bớt các và điều trị các đốm trắng trên thân tôm.
  • Sử dụng men vi sinh cho ao Aqua Clear xử lí đáy ao trước khi thả nuôi và xử lý nước thường xuyên trong suốt quá trình nuôi tôm.

Có thể thấy việc sử dụng các chất khoáng bổ sinh, chất sát khuẩn xử lý ao nuôi, kháng sinh…rất cần thiết nếu bà con muốn xử lý bệnh đốm trắng ở tôm. Điều này sẽ cung cấp các vi sinh vật có lợi và tiêu diệt các vi sinh vật có hại giúp phòng bệnh tốt hơn. Bà con liên hệ với Hóa Chất Nam Bộ ngay dê được tư vấn sử dụng đúng cách nhé!

Nguồn: hoachatnambo.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *