Phương pháp nuôi ghép cá rô phi với tôm

Bà con đã từng nghe đến phương pháp nuôi ghép cá rô phi với tôm và mong muốn sẽ áp dụng mô hình này với hộ kinh doanh của mình? Phương pháp nuôi ghép cá rô phi với tôm có hiệu quả như thế nào? Bài viết sau đây xin giới thiệu về phương pháp kết hợp chăn nuôi này, bà con cùng đón đọc nhé!

Tại sao phương pháp nuôi kết hợp cá rô phi với tôm lại được ưa chuộng?

Thời gian qua mô hình nuôi ghép hay nuôi kết hợp cá rô phi với tôm đang trở nên phổ biến, được rất nhiều bà con nhà nông áp dụng. Tất nhiên, thay vì nuôi 1 thu hoạch 1 thì nay cũng chính trong một điều kiện chăn nuôi đó bà con có thể nuôi 2 loại và thu hoạch cả 2 sẽ rất thu hút bà con.

Hiệu quả của phương pháp nuôi ghép cá rô phi với tôm

Dù là nuôi thâm canh hoặc bán thâm canh, việc nuôi ghép cá rô phi với tôm, cá rô phi sẽ giúp bà con đạt được các kết quả sau:

  • Tận dụng thức ăn thừa.
  • Ổn định môi trường ao nuôi.
  • Ngăn ngừa mầm bệnh phát sinh.
  • Giảm tỷ lệ chết trên tôm nuôi.
  • Tăng năng suất và đang được nhiều người dân áp dụng trong việc bố trí các mô hình nuôi theo hình thức công nghiệp.

Lý giải nguyên lý chăn nuôi kết hợp này các nhà khoa học kỹ thuật nuôi tôm thâm canh cho rằng:

Vì cá rô phi có tập tính đảo trộn các tầng nước trong ao, giúp đáy ao và nguồn nước ao nuôi tốt hơn. Cá rô phi cũng ăn mùn bã hữu cơ giúp giảm lượng chất thải trong ao nuôi, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, kích thích sự phát triển các loại tảo có lợi và tiêu diệt một số vật chủ trung gian mang mầm bệnh.

Chúng ta sẽ cùng phân tích từng yếu tố trong nội dung sau.

Tính lọc của cá rô phi

  • Cá rô phi thường được xem là cá ăn lọc do khả năng lọc tảo trong nước rất hiệu quả. Trong tự nhiên, cá rô phi cũng là loài ăn tạp.
  • Khi cá lớn chúng chuyển sang chủ yếu ăn thực vật (rong, tảo)
  • Mang của cá rô phi tiết ra nhiều chất nhầy để bắt các hạt lơ lửng, tạo thành các cục nhầy dính đầy tảo, động vật phù du, vật chất hữu cơ và được cá nuốt vào thực quản.
  • Cá rô phi có thể tiêu hoá 30-60% đạm trong tảo và tảo
  • Ống tiêu hóa có chiều dài ít nhất cũng khoảng 6 lần chiều dài thân.

Mỗi loài sử dụng các tầng nước khác nhau trong ao nuôi

  • Trong ao nuôi cá rô phi có thể lọc thức ăn gồm: tảo, động vật phù du và các chất hữu cơ lơ lửng (bao gồm cả các vi khuẩn sống) ở tầng nước trên.
  • Trong khi đó tôm sống và kiếm ăn ở tầng đáy.

Ngoài ra cá rô phi có thể tận dụng thức ăn thừa, chất thải từ tôm làm giảm sự tích tụ chất thải trong ao nuôi. Đây chính là điều kiện thuận lợi nhất để nuôi tôm và cá rô phi nuôi trong một ao kết hợp.

Có các hình thức nuôi kết hợp tôm và cá rô phi nào?

+ Nuôi cá rô phi trực tiếp trong ao tôm: Sử dụng cá đực để nuôi ghép, hạn chế việc sinh sản của cá và khi tôm đạt cỡ 3-6 g/con với mật độ tôm nuôi là 30 – 40 con/m2, thì mật độ thả cá là 1con/100 m2 với cỡ cá 50-60 g/con

+ Nuôi cá rô phi trong lồng lưới đặt trong ao tôm: mật độ cá rô phi 10con/m2 lồng, diện tích lồng khoảng 2% diện tích ao và nên thường xuyên vệ sinh lưới để nước được trao đổi giữa ao nuôi và bên trong lồng.

+ Nuôi cá rô phi trong ao lắng, ao chứa nước cấp cho ao nuôi tôm: mật độ cá rô phi 4- 5 con/m2; không cho cá ăn trong suốt quá trình nuôi.

+ Nuôi tôm luân canh với cá rô phi: nhằm cải thiện đáy ao, giảm chất thải, khí độc, và giảm sử dụng thuốc, hoá chất hạn chế dịch bệnh cho tôm nuôi vụ sau.

Hóa Chất Nam Bộ xin chúc bà con bội thu với phương pháp nuôi ghép cá rô phi với tôm đã được giới thiệu trên đây. Nếu bà con cần tìm mua các loại kháng sinh, men vi sinh thì liên hệ ngay đến Hóa Chất Nam Bộ nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *