Bệnh lở loét và đỏ chân ở ếch (đốm đỏ đùi)

Khi phát hiện đàn ếch của mình có những dấu hiệu của bệnh lở loét và đỏ chân ở ếch (đốm đỏ đùi) bà con nên tìm ngay đến các cơ sở bán thuốc kháng sinh cho thủy sản để được tư vấn. Việc chần chừ ở bà con sẽ khiến đàn ếch dễ bị lây bệnh trên diện rộng và tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn. Tham khảo bài viết trong kỹ thuật nuôi ếch thịt sau đây để xử lý bệnh lở loét và đỏ chân ở ếch (đốm đỏ đùi) nhé!

BỆNH LỞ LOÉT VÀ ĐỎ CHÂN Ở ẾCH (ĐỐM ĐỎ Ở ĐÙI)

1/ Nguyên nhân gây bệnh lở loét và đỏ chân ở ếch

Tại sao việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh lại quan trọng? Chỉ khi biết được nguyên nhân mắc bệnh thì việc điều trị mới đạt được hiệu quả tận gốc. Với bệnh lở loét và đỏ chân ở ếch (đốm đỏ đùi) sự phát sinh do vi khuẩn Becteria, Aeromonas hydrophilla khi: phát triển khi môi trường nuôi dơ và khi ếch bị sốc.

Có thể liệt kê những nguyên nhân trực tiếp sau:

  • Môi trường nuôi bị ô nhiễm: ô nhiễm nguồn nước, nguồn thức ăn, không khí đều có thể là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này.
  • Nguyên nhân khách quan:
    • Chất lượng thức ăn cung cấp cho ếch nuôi không tốt.
    • Hay khâu chọn giống nuôi không đảm bảo cũng gây ảnh hưởng đến sức đề kháng của ếch với vi khuẩn gây bệnh.

2/ Triệu chứng khi ếch mắc bệnh

  • Dấu hiệu đầu tiên và cũng rất dễ thấy đó là: xuất hiện những chấm đỏ ở chân, hơn nữa chân ếch có thể bị sưng lên trong một thời gian.
  • Ếch không linh hoạt và trở nên lờ đờ.
  • Ếch giảm ăn, di chuyển chậm, có những nốt đỏ trên thân.
  • Chân bị sưng và dấu hiệu rõ nhất là gốc đùi có tụ huyết.
  • Giải phẩu nội tạng, thấy xuất huyết trong ổ bụng.
  • Thường nếu ếch nhiễm bệnh lở loét, đỏ chân sẽ kèm theo xuất huyết ở ổ bụng, nghiêm trọng hơn là có máu và dịch lỏng vàng.

3/ Cách xử lý bệnh lở loét, đỏ chân

Để điều trị ếch mắc bệnh lở loét, đỏ chân bà con phải thực hiện từng bước một:

Trước tiên là diệt khuẩn bằng BKC 80%, Iodine 98%

(Nếu nuôi ao thì bà con nên xử lý nên xử lý nước bằng Yucca)

Điều trị lở loét đốm đỏ ở chân ếch:

Nếu là giai đoạn đầu của bệnh: bà con có thể hạn chế sự phát triển của mần bệnh bằng cách:

  • Bổ sung Vitamin C trộn vào thức ăn => Tăng sức đề kháng ếch

Nếu tình trạng của ếch bị nặng hơn, lở loét và các đốm đỏ trên đùi ếch xuất hiện nhiều hơn hơn thì bà con hãy sử dụng đến những loại kháng sinh với hàm lượng như sau:

Lưu ý: nên duy trì biện pháp này từ 5 – 7 ngày để phát huy hiệu quả của thuốc.

Phòng bệnh ở ếch:

  • Giữ nước sạch và thường xuyên thay nước.
  • Khi phát hiện ếch bị bệnh phải tách những con bệnh ra khỏi đàn để tránh lây lan.

Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm kháng sinh, men vi sinh, thuốc phòng trị bệnh, thuốc xử lý môi trường cho vật nuôi. Tuy nhiên, bà con không được tùy tiện sử dụng khi chưa có sự hiểu biết rõ ràng. Sử dụng bừa bãi không chỉ ảnh hưởng đến vật nuôi mà còn ảnh hưởng đến môi trường.

Bà con có thể tìm đọc kiến thức trên internet, tham khảo ý kiến từ các cán bộ thú y, bác sĩ nhà nông….và các trang web cung cấp hóa chất uy tín như Hóa Chất Nam Bộ. Đội ngũ tư vấn viên sẽ giúp bà con tìm đúng bệnh, chọn đúng thuốc và dùng đúng liều lượng. Liên hệ sớm để việc chữa trị cho đàn ếch của mình nhanh chóng khỏi bệnh bà con nhé.

Mọi thắc mắc bà con có thể liên hệ với Hóa Chất Nam Bộ để được tư vấn kỹ hơn. Chúng tôi luôn mong muốn vụ mùa thu hoạch của bạn sẽ đạt được sản lượng cao nhất. Hãy dùng kháng sinh của Hóa Chất Nam Bộ một cách đúng đắn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *