Bệnh mù mắt, quẹo cổ quay cuồng ở ếch

Nếu bà con nhà nông muốn biết bệnh mù mắt, quẹo cổ quay cuồng ở ếch nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào thì hãy đọc bài viết sau đây. Những kiến thức này sẽ giúp bà con xử lý tốt khi vật nuôi bị bệnh mà không làm ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch. Những kiến thức kỹ thuật nuôi ếch sẽ rất hữu ích với bà con đấy.

Bệnh mù mắt, quẹo cổ quay cuồng ở ếch

1. Nguyên nhân gây bệnh mù mắt, quẹo cổ quay cuồng ở ếch

Những nguyên nhân trực tiếp gây bệnh mù mắt, quẹo cổ quay cuồng ở ếch thường là do:

  • Do vi khuẩn Pseudomonas sp.
  • Trong môi trường nước bị dơ.
  • Hoặc do các loài chim cò mang mầm bệnh từ ngoài vào.

 

2. Hiện tượng khi ếch bị bệnh mù mắt, quẹo cổ quay cuồng:

  • Mắt bị đục mù, viêm sưng vùng mắt, có mủ ở mí mắt.
  • Có hiện tượng về thần kinh, thường nằm ngửa bụng thể hiện tình trạng quay cuồng, cổ quẹo.
  • Nếu Ếch mù 01 mắt có khả năng chữa khỏi, nếu 02 mắt đều mù, cổ quẹo, không ăn, nên bắt ra ngay vì không thể chữa ==> Ếch sẽ chết.

3. Cách điều trị bệnh mù mắt, quẹo cổ quay cuồng ở ếch:

  • Sử dụng một trong các loại kháng sinh sau: Enrofloxacin, Levofloxacin, Colistin, Ciprofloxacin…trộn với thức ăn cho ếch.
  • Bổ sung Khoáng cho ăn khi trong 20 ngày thả nuôi.
  • Diệt khuẩn ao nuôi/vèo bằng BKC 80%, Iodine 98%.
  • Nếu là ao nuôi bà con nên sử dụng Yucca để diệt khuẩn rất hiệu quả.
  • Bà con lưu ý sử dụng kháng sinh đúng liều lượng theo hướng dẫn.

Bà con lưu ý: 

  • Ngưng sử dụng thuốc kháng sinh 14 ngày trước khi xuất.

4. Phòng bệnh cho ếch bằng cách nào?

Lời khuyên từ những người đã từng nuôi ếch, bà con nên có những phương pháp phòng bệnh thay vì đợi đến khi ếch mắc bệnh mới lo chữa trị. Nếu chú ý đến những thao tác phòng bệnh này bà con sẽ tiết kiệm thời gian, công sức trong quá trình chăn nuôi rất nhiều.

+ Vệ sinh hồ nuôi, xử lý nguồn nước.

+ Nguồn dinh dưỡng đảm bảo.

+ Tách ếch bệnh ra khỏi ếch khỏe.

+ Không sử dụng chung dụng cụ ếch bệnh với ếch khỏe.

+ Ếch chết phải chôn hoặc đốt.

+Tránh gây stress cho ếch.

Tóm lại, để chữa trị Bệnh quẹo cổ quay cuồng ở ếch bà con nên cách ly những con bệnh ra riêng, giảm sự lây lan của bệnh. Cải thiện môi trường nước nuôi. Diệt khuẩn, khử trùng để loại bỏ những mầm vi khuẩn của bệnh khỏi đàn vật nuôi.

Ngoài bệnh mù mắt, quẹo cổ quay cuồng thì ếch còn có rất nhiều bệnh dễ gặp phải như: Bệnh chướng hơi, Bệnh lở loét đỏ chân, Bệnh do giun sán, Hiện tượng ăn nhau, Bệnh thân xanh thân vàng….Với rất nhiều dấu hiệu xuất ra bên ngoài. Hãy quan sát ếch thường xuyên để phát hiện và chẩn đoán bệnh kịp thời nhé.

Hy vọng những kiến thức chia sẻ trên đây của Hóa Chất Nam Bộ sẽ giúp ích được cho bà con. Mọi thắc mắc về việc sử dụng kháng sinh, men vi sinh, chất sát khuẩn….bà con hãy liên hệ với Hóa Chất Nam Bộ để được hỗ trợ tư vấn. Cùng nhau trang bị kiến thức nhà nông để thu được lợi nhuận cao nhất từ đàn vật nuôi của mình!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *